Răng khôn tường mọc từ độ tuổi từ 18 - 26 nên rất nhiều bà bầu thường mọc răng khôn trong giai đoạn thai kì. Vậy mang bầu thì mọc răng khôn có ảnh hưởng gì không?

Bầu bì mọc răng khôn có ảnh hường gì không?

Theo như mô tả ở trên, chúng tôi phỏng đoán răng khôn của bạn đã bị mọc ngầm, điều này có thể gây ra các hiện tượng đau nhức; hành sốt; không thể há miệng…khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn. Việc ăn uống kém dinh dưỡng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi khiến thai nhi rất dễ bị còi xương; thiếu cân…
Răng khôn mọc trong thời kì bầu bì nguy hiểm không?

Nếu răng khôn mọc ngầm không được điều trị dứt điểm người mẹ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác như viêm lợi trùm răng khôn; sâu răng… Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai sức đề kháng của người mẹ rất yếu dễ bị các vi khuẩn răng miệng tấn công gây ra các viêm nhiễm khi mọc răng khôn.


Cách khắc phục tình trạng mọc răng khôn cho bà bầu?

 Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì vậy việc nhổ răng khôn thường được bác sỹ khuyến cáo là không nên. Bởi việc này, có thể gây ra các nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các tia X trong quá trình nhổ răng khôn có thể gây ra các biến dạng về hình thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Do đó việc điều trị bằng phương pháp nhổ răng khôn khi mang thai là điều bạn cần cân nhắc thật kỹ.

Mọc răng khôn khi mang thai không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ vì có thể khiến cho cơn đau trở nên nặng hơn, thậm chí còn bị sưng viêm phù nề, nóng đỏ. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ, thậm chí gây ra các dị tật cho thai nhi.
Nên đi khám và tìm phương pháp xử lí theo chỉ dẫn của nha sĩ

Vì vậy, nếu thấy có triệu chứng mọc răng khôn khi mang thai bạn cần đến ngay Phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với trường hợp mọc răng khôn khi mang thai nếu ở giai đoạn sớm các bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng viêm; giảm đau dành cho phụ nữ mang thai nên rất an toàn cho cả mẹ và bé bạn có thể an tâm khi sử dụng.

Nếu bạn cẩn thận hơn, trước khi có ý định mang bầu, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng trước, lấy cao răng sạch sẽ nhằm phát hiện các vấn đề về răng miệng để có biện pháp điều tri  kịp thời trước khi mang thai”.

Trong thời gian mang thai, bà bầu mọc răng khôn cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi; fluor và một số vi lượng như photpho; vitamin D; chất xơ… có trong các loại rau; củ quả; thủy hải sản; sữa….điều này giúp củng cố và cấu tạo lại men răng rất tốt cho cả mẹ và bé sau này.

Khi bà bầu mọc răng khôn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng mỗi khi thức dậy ( đặc biệt là sau bữa ăn). Súc miệng nước muối ngày 2-3 lần sẽ giúp cơn đau nhức của bạn được hạn chế không những vậy nước muối còn loại bỏ đi các tác nhân gây bệnh răng miệng rất hiệu quả khi bà bầu mọc răng khôn.

Nên uống nước thường xuyên, uống thật nhiều và nên súc miệng ngay sau mỗi bữa ăn điều này sẽ giúp bạn có thể loại bỏ các mảng bám thức ăn còn dính trên răng một cách hiệu quả nhất.
 
Top