Cách nhổ răng sữa đúng cách và đúng thời điểm là việc rất quan trọng để đảm bảo cho việc định hướng mọc răng vĩnh viễn sau này, tránh tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khác. Vậy cách nhổ răng sữa như thế nào mới là đúng? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

Trường hợp phẫu thuật cắt xương hàm dưới phù hợp nhất?


Khi nào nhổ răng sữa cho bé là thích hợp nhất? 

Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của bé, làm nhiệm vụ giúp bé ăn nhai và vận động cơ hàm tốt hơn. Tuy nhiên, đây là những chiếc răng tạm thời sẽ được thay thế bởi những răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng sữa thường ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi, vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé là thích hợp nhất. Thông tin bọc răng sứ loại nào tốt nhất ai cũng nên tìm hiểu. 

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như lời khuyên của nha sỹ, khi những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay là lúc bạn cần nhổ răng sữa cho bé. Bởi đây là thời điểm răng vĩnh viễn đang dần mọc lên và đẩy chân răng sữa khiến chúng tiêu dần và không còn chắc chắn nữa. Bạn nên đợi đến khi răng sữa lung lay nhiều rồi mới nhổ để giúp bé giảm đau. 

Nhổ răng sữa khi nào cũng cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của trẻ. Không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng theo quy luật. Việc mất răng sữa quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa hay phát âm sau này của trẻ mà khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, khấp khểnh.

 Nhổ răng sữa cho bé có đau không?

Nhổ răng sữa cho bé có đau không? 

Nhổ răng sữa không đau, răng sữa lung lay chuẩn bị thay răng vĩnh viễn, chân răng sữa đã bị tiêu, nên nhổ rất đơn giản. Trường hợp nhổ răng khi chưa lung lay, cũng không cần phải lo lắng, vì ở trung tâm nha khoa, các bác sĩ có sử dụng thuốc gây tê nên trẻ sẽ không cảm thấy đau. 

Tuy nhiên, do trẻ có tâm lý sợ hãi nên luôn sợ khi nhổ răng. Vì vậy để giảm bớt căng thẳng, chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ yêu cầu cha mẹ lẫn bác sĩ cần phải tạo tâm lý thoải mái cho bé bằng một số biện pháp. 

Phụ huynh nên chuẩn bị tốt sức khỏe tốt cho trẻ, cho trẻ ăn trước khi nhổ. Không nên dùng chuyện nhổ răng để dọa trẻ, khiến trẻ bị ám ảnh khi nhổ răng. Có thể cho trẻ uống sữa đậu nành trước và sau khi nhổ vì sữa đậu nành có tác dụng cầm máu rất tốt. 

Những lưu ý không thể bỏ qua khi trẻ nhổ răng sữa 

Khi trẻ được 18 tháng thì bạn nên đưa bé đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để nha sỹ kiểm tra và có chỉ định cụ thể nhổ răng sữa khi nào là hợp lý nhất. 

Cũng có một số trường hợp răng sữa không nên nhổ bỏ khi bé đang bị viêm lợi cấp tính, trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh, bệnh bại liệt, u ác tính. Trước khi đưa bé đi nhổ răng bạn cần thông báo cụ thể tình trạng răng miệng cho bác sỹ để có hướng điều trị tốt nhất. 

Răng sữa của trẻ khá mềm và dễ nhổ bỏ, tuy nhiên, bạn không được tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà bằng tay. Việc này có thể gây ra nhiễm trùng hoặc sót lại chân răng rất nguy hiểm. 

Nếu có chỉ định nhổ bỏ thì tốt nhất nên thực hiện ở địa chỉ nhổ răng uy tín – nơi có đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị cần thiết. 

Bài viết được trích nguồn từ: https://chuyenmucnhakhoa.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top