Thiền là một nét văn hoá của phương đông. Từ đầu thế kỷ 20 bắt đầu du nhập sang phương tây. Thiền nhanh chóng thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo, trở thành một khái niệm khá quen thuộc, được nhiều người đón nhận như một phương pháp để tịnh tâm, giải toả căng thẳng, cải thiện sức khoẻ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách ngồi thiền và vài vấn đề liên quan nhé!
*** Tham khảo thông tin mài răng bọc sứ có đau không từ nha khoa
*** Tham khảo thông tin mài răng bọc sứ có đau không từ nha khoa
Thiền là 1 thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là đạt kinh nghiệm “tỉnh giác”, ” giải thoát”, “giác ngộ” (wikipedia). Hay nói đơn giản là phương pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm.
Về cơ bản thiền gồm ba giai đoạn chính trong đó giai đoạn đầu và giai đoạn cuối có thời gian dài tương đương nhau thường từ 5 – 10 phút và giai đoạn giữa có thời gian dài nhất từ 20 – 40 phút. Chương trình tập của bạn sẽ do chính bạn quyết định, tùy theo sức của mình và cần đảm bảo tuyệt đối không làm gì khác trong thời gian này.
Việc đầu tiên khi bước vào thiền là bạn cần loại bỏ hết mọi vướng bận, tắm rửa sạch sẽ và chọn một nơi yên tĩnh để thực hiện thiền. Nơi thiền cần im lặng và vắng vẻ, nơi bạn cảm thấy thoải mái và không bị quấy rầy Khi thiền bạn cũng nên chọn trạng phục rộng rãi, thoải mái sẽ tốt hơn cho việc thở sâu và tự nhiên. Bạn có thể quan tâm: cách giảm cân hiệu quả
Thiền có 3 tư thế ngồi cơ bản là ngồi xếp bằng, ngồi bán già và kiết già. Trong đó, ngồi kết già là được sử dụng nhiều hơn hết. Hít vào bằng mũi, dồn xuống bụng và thở hết ra bằng miệng. Vai thấp và thả lỏng, lưng thẳng nhưng không căng, không ép sát khủy tay vào người mà hơi đưa ra.
Nguyên tắc cơ bản khi ngồi thiền là tập trung. Nhắm mắt khi ngồi thiền được xem là một cách giúp tăng độ tập trung. Những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Việc chủ động giãn mềm cơ bắp cũng có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn và nhập tĩnh. Khi tinh thần đã trống rỗng, không vướng niệm dần dần thiền sẽ đi đến trạng thái vô thức, thoải mái.
Để kết thúc thiền, bạn thực hiện vài động tác thư giản để cơ thể hết mỏi và khí huyết lưu thông. Xoa bóp cơ mặt, chân, cổ, lưng, hông để các cơ được giãn ra. Việc xả thiền phải làm từ từ, chính xác. Nếu làm không đúng, có thể làm người thiền bị chứng nhức đầu, các khớp xương cứng khó cử động, các bắp thịt chân bị chuột rút, tê cứng và nhất là về sau mỗi khi tọa thiền cảm thấy khó chịu không yên.
Trong cuộc sống chúng ta phải đối diện với vô vàn khó khăn, chỉ có một tâm hồn bình an khoẻ mạnh mới tạo ra sức mạnh vô hình để chúng ta vượt qua mọi thách thức. Đó cũng chính là những lợi ích mà thiền mang lại.
Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt