Răng bị sâu nặng là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi chủ quan và không điều trị sâu răng kịp thời, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng. Vậy răng sâu nặng điều trị như thế nào? Chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Răng bị sâu nặng có điều trị được không? 1
Tình trạng răng sâu ở mức độ nặng*

Nguyên nhân răng bị sâu nặng


Nguyên nhân gây sâu răng là do thói quen ăn uống không khoa học và vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng, gây sâu răng. Những thói quen ăn đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh, các loại nước uống có gas và việc không thường xuyên đánh răng trước khi đi ngủ, không dùng chỉ nha khoa đều là những thói quen xấu gây bệnh sâu răng.

Sâu răng khi mới hình thành sẽ xuất hiện những vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng, răng bị ê đau khi nhai, ăn uống đồ cay, nóng, lạnh và xuất hiện những cơn đau dữ dội, nhất là về đêm. 

Sâu răng ở giai đoạn đầu thường rất khó để phát hiện, bệnh sẽ âm thầm phát triển và phá hủy các mô răng và khi bạn phát hiện thì răng cũng đã bị sâu ở mức độ nặng. Hoặc có những người chủ quan, đã phát hiện nhưng không điều trị, để sâu răng phát tiển ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và các răng bên cạnh.

Răng bị sâu nặng có điều trị được không? 2
Điều trị sâu răng tại nha khoa*

Răng bị sâu nặng có điều trị được không?


Khi gặp tình trạng răng bị sâu răng, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ sâu răng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Sâu răng phát triển ở mức độ nặng nhưng vẫn còn có thể bảo tồn thì bác sĩ sẽ nạo hết phần răng sâu, sau đó bọc răng sứ để bảo tồn răng thật để đảm bảo chức năng ăn nhai. Nếu răng sâu ở mức độ quá nặng mà không thể phục hồi để bảo tồn răng được nữa thì buộc phải nhổ bỏ răng và trồng lại răng giả.

Để ngăn ngừa sâu răng, cách tốt nhất là bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách, nhằm ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho răng. Đánh răng thường xuyên 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, dùng thêm nước súc miệng và không nên ăn nhiều đồ ăn ngọt. Thăm khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sâu răng.

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách điều trị răng bị sâu nặng, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức nha khoa, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

TG: VT
 
Top