Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổ răng, dây chằng nha chu...). Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Muốn biết được cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả thì bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm nha chu thường do cao răng gây ra.
Trong quá trình ăn uống, thức ăn còn sót lại trên răng không được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, thức ăn bị phân hủy tạo thành cao răng, cao răng tích tụ lâu ngày không được loại bỏ gây kích ứng nướu, dẫn đến nướu tụt ra khỏi răng, hình thành nên những túi nha chu có mủ. Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng, răng lung lay và có thể bị gãy rụng.
Dấu hiệu để nhận biết viêm nha chu là nướu có màu đỏ sẫm, sưng và dễ bị chảy máu khi va chạm, hơi thở có mùi hôi khó chịu, túi mủ hình thành giữa răng và nướu. Bạn cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nên bọc răng sứ ở đâu tốt sau khi điều trị nha chu?
Phương pháp phòng bệnh viêm nha chu
Sau khi đã biết được nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu thì bạn sẽ biết phải phòng bệnh viêm nha chu, đó chính là phải có chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách, cụ thể như sau.
- Không nên ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều axit sẽ làm hại đến men răng, khiến cao răng dễ hình thành. Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho răng và nướu.
- Chải răng thường xuyên mỗi ngày 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, chải răng đúng cách chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng, nên thay bàn chải 3 tháng/ lần để tránh vi khuẩn trú ngụ.
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để lấy sạch các mảnh thức ăn còn sót lại, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Kết hợp dùng nước súc miệng để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.
- Thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả.