Áp xe răng có nguy hiểm không? Áp xe răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chủ sở hữu rất nhiều. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất răng, viêm nhiễm lan rộng, sức khỏe răng miệng cũng suy giảm đáng kể. 

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Với sự hình thành của các túi mủ dưới vùng chân răng, gây nên hiện tượng sưng đau, có thể chảy mủ ra ngoài hoặc không và miệng có mùi hôi khó chịu. Vậy, khi áp xe răng không được điều trị sớm thì áp xe răng có nguy hiểm không? Nên chữa bằng giải pháp nào?

Áp xe răng có nguy hiểm không-1

Triệu chứng của áp xe răng 

Áp xe chân răng răng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Có thể nhận biết bệnh lý qua một số triệu chứng như:

- Răng đau nhức, thậm chí ăn nhai nhẹ cũng cảm giác đau. 

- Có cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn, đồ uống nóng, lạnh. 

- Miệng có mùi hôi, mùi tanh do mủ tiết ra.

- Có thể bị nóng, sốt, nổi hạch ở cổ, luôn cảm thấy mệt mỏi. 

- Bị sưng ở vùng lợi dưới chân răng.

- Có hạt mủ tụ dưới chân răng, khi dùng tay ấn vào sẽ rất đau, có mủ chảy ra. 

Nếu như phát hiện những triệu chứng trên thì bạn nên nhanh chóng đến nha khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. 

Áp xe răng có nguy hiểm không-2

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng có thể gây nên những triệu chứng như sốt và sưng có thể cho thấy sự lây nhiễm đã lây lan sâu hơn vào hàm và các mô xung quanh hay thậm chí đến các vùng khác của cơ thể. Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa lan rộng nhiễm trùng hoặc có thể ảnh hưởng đến tim mạch. 

Áp xe chân răng sẽ chuyển qua chuyển lại giữa cấp tính và mãn tính. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được bệnh đang diễn ra ở mức độ nào và thường dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh để giảm đi triệu chứng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho người bệnh tưởng chừng mình đã khỏi, trong khi bệnh âm thầm diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, áp xe răng có nguy hiểm không có thể ảnh hưởng đến xoang hàm, nhiễm trùng hoặc áp xe não là biến chứng nặng. Thông qua các mạch máu, vi khuẩn đi vào não và dẫn đến hôn mê. Nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Áp xe răng có nguy hiểm không-3

Điều trị áp xe răng như thế nào?

Tùy vào vị trí và nguyên nhân gây áp xe răng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh, bảo tồn răng thật là những giải pháp bác sĩ sẽ thực hiện. 

Đầu tiên sẽ chích rạch ổ mủ, làm sạch mủ và sử dụng kháng sinh để giảm đau nhức, sưng tấy. Sau đó mới tiến hành điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh như lấy tủy, cạo vôi răng, trám răng. Nếu như răng bị tổn thương quá nặng thì nhổ răng là giải pháp cuối cùng. 

Để ngăn chặn áp xe răng tái phát, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng hàng ngày và cải thiện thực đơn ăn uống khoa học. Nếu nhận thấy bất thường từ răng miệng, nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 

 
Top